Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam​​​​​​​ 2024: Để sách đi xa hơn…

VHO - Sự kiện Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024 sẽ được tổ chức đa dạng, phong phú, sôi nổi với sự vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương và bạn đọc, bao gồm nhiều hoạt động trực tiếp và trực tuyến, nhằm lan tỏa văn hóa đọc một cách rộng rãi trong cộng đồng.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam​​​​​​​ 2024: Để sách đi xa hơn… - Anh 1
 

 Các hoạt động hưởng ứng Ngày Sch và Va<>n ha đc Viẹ

Độc giả ở đâu, sách phải đến đó

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố Kế hoạch triển khai tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024. Theo đó, huy động mọi nguồn lực xã hội để tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú, kết hợp truyền thống với hiện đại theo xu thế phát triển của các nền tảng công nghệ, chuyển đổi số như: Hội sách trực tiếp; Hội sách trực tuyến; Hội sách trực tiếp kết hợp với trực tuyến; Hội sách thanh toán không sử dụng tiền mặt; Đổi điểm thưởng tích lũy của khách hàng tại một số ngân hàng thương mại lấy quà tặng bằng sách; Kết hợp truyền thông, quảng bá sách và văn hóa đọc trên các chuyên mục báo điện tử, mạng xã hội…

Chuỗi hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024 tập trung tổ chức từ ngày 15.4 - 1.5 với các thông điệp: Sách hay cần bạn đọc; Sách quý tặng bạn; Tặng sách hay - Mua sách thật; Mắt đọc - Tai nghe…

Trước đó, tại Hội nghị Triển khai công tác xuất bản và phát hành xuất bản phẩm 2024, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, trong bối cảnh công nghệ số phát triển, ngành xuất bản cần chinh phục cả không gian truyền thống và không gian số: “Không gian cũ với sự trợ giúp của công nghệ sẽ được mở rộng, nâng cao chất lượng và năng suất lao động. Còn không gian mới thì sẽ giúp cho xuất bản mở rộng thị trường, tạo ra các sản phẩm phù hợp thị hiếu đương đại và sự phát triển trong dài hạn. Nhưng hai không gian này không hoạt động độc lập mà bổ trợ cho nhau, chỗ nào, cái nào online tốt hơn thì online và ngược lại”.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, xuất bản phải tìm đến nhiều cách đọc khác nhau để sáng tạo nên những sản phẩm phù hợp. Độc giả ở đâu thì chúng ta phải đến đó. Bởi vậy, đổi mới sáng tạo sẽ là câu chuyện chính của xuất bản. Đổi mới sáng tạo về cách làm sách, cách phân phối sách, các mô hình kinh doanh mới, mô hình hợp tác mới... Quyển sách sẽ vẫn là quyển sách, nhưng có vô vàn hình tướng. Một quyển sách in có thể chỉ tiếp cận được hàng ngàn, chục ngàn, trăm ngàn người, nhưng dạng thức ngắn gọn trên đa nền tảng thì quyển sách có thể tới được với hàng triệu người, và nhiều hơn thế nữa, vì thế

 giá trị của sách cũng tăng lên, có thể đi xa hơn trước rất nhiều…

Chung tay, góp sức khuyến đọc

Để phát triển sách, phát triển xuất bản thì phải có nhiều người đọc. Tri thức đến được với mọi người dân thì đất nước mới phát triển nhanh và bền vững. Vậy nên, ngành Xuất bản nhiều năm nay đã bắt tay vào khuyến đọc, nhằm nâng cao hơn số sách một người Việt Nam đọc mỗi năm. Việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam cũng nhằm mục đích ấy. Sự kiện năm nay nhận được sự hưởng ứng của các cấp, ngành, địa phương. Bộ VHTTDL đã tổ chức Giải thưởng phát triển văn hóa đọc lần thứ VI, tôn vinh 121 tập thể, cá nhân có đóng góp xuất sắc cho sự phát triển văn hóa đọc; góp phần hình thành trí tuệ, nhân cách, đạo đức và lối sống lành mạnh; hướng đến xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện.

“Điểm đặc biệt có ý nghĩa và đáng trân trọng của giải thưởng là nhiều tập thể, cá nhân sau khi nhận giải vẫn tiếp tục bền bỉ, tâm huyết, luôn đổi mới, tìm tòi cách làm hay, sáng tạo để tiếp tục phục vụ độc giả, đóng góp tích cực cho sự phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Giải thưởng cũng minh chứng cho việc không chỉ những người làm thư viện mà tình yêu với sách đã được cộng đồng chung tay, góp sức phát triển, đóng góp vào việc xây dựng môi trường văn hóa cơ sở”, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy nhận định.

Dịp này, Vụ Thư viện cũng phát động cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024. Sự kiện sẽ được tổ chức qua hai vòng: Vòng sơ khảo tổ chức tại cơ sở, từ tháng 4.2024 đến ngày 30.6.2024; Vòng chung kết do Bộ VHTTDL tổ chức, nhận bài dự thi trước ngày 1.7.2024. Lễ tổng kết và trao giải chung kết toàn quốc, vinh danh Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 được tổ chức tại TP Việt Trì, Phú Thọ, dự kiến vào cuối tháng 10.2024.

Bên cạnh đó, nhiều địa phương đã lên kế hoạch hưởng ứng. Tại Hà Nội, lễ Khai mạc và Hội sách chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 sẽ diễn ra tại khu Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội vào 20h ngày 17.4. Hội Sách chào mừng tại Hà Nội sẽ diễn ra tại khu vực Hồ Văn từ ngày 17-21.4, dự kiến sẽ có 60 đơn vị tham gia, với khoảng 40.000 đầu sách cùng các hoạt động trưng bày, trình diễn, giới thiệu sách giấy và sách điện tử; giao lưu tác giả, tác phẩm; biểu diễn nghệ thuật; tọa đàm… Thư viện Hà Nội và hệ thống các thư viện quận, huyện, thị xã; đơn vị xuất bản, phát hành của TP sẽ tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện giao lưu, chào mừng cũng như tham gia các sự kiện do Trung ương và thành phố tổ chức.

Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Ninh cũng cho biết, Ngày Sách vàVăn hóa đọc Việt Nam lần thứba tỉnh Bắc Ninh dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 12-14.4 tại Hồ điều hòa Văn Miếu với chủđềSách hay cần bạn đọc. Bên cạnh đó, các hoạt động hưởng ứng sẽ được tổchức từtháng 3 đến hết tháng 4 năm 2024 (trọng tâm từngày 8.4 - 1.5.2024). Bên cạnh đó, nhiều tỉnh, thành như Lai Châu, Lạng Sơn, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Đắk Lắk… cũng đã có kế hoạch cụ thể tổ chức hoạt động lan tỏa văn hóa đọc.

Với sự chung tay của các cấp, ngành, tổ chức xã hội và mỗi người dân, văn hóa đọc chắc chắn sẽ lan tỏa mạnh mẽ, xây dựng được một xã hội học tập, nơi mà việc đọc sách trở thành thói quen, nhu cầu thiết yếu của mỗi người, từ đó góp phần nâng cao dân trí, phát triển đất nước. 

THANH NGỌC

 

Ý kiến bạn đọc